TIN TỨC & SỰ KIỆN

Tin tức


Diễn đàn M&A 2016: Cơ hội và thách thức trong không gian mở

24/07/2018 • Markets Thị trường

 

Phiên đầu tiên của Diễn đàn M&A Việt Nam 2016 nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng thị trường M&A Việt Nam năm 2016 sẽ đầy thách thức, tuy nhiên vẫn có những không gian mở cho thị trường này.

 

Ông Chritopher Kummer, Chủ tịch Viện mua lại, Sáp nhập và liên kết IMAA (Thụy Sỹ) cho rằng, thị trường M&A Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ mặc dù tại thị trường châu Âu đã giảm hơn 1/3%, tại các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản… cũng bắt đầu có dấu hiệu giảm nhiệt.

 

Đưa ra những con số thống kê về thị trường M&A tại Việt Nam, ông Chritopher Kummer cho biết, kể từ năm 2013 quy mô của các thương vụ tăng lên khoảng 3 triệu USD, nhiều thương vụ nhỏ cũng khá sôi động. Nhưng nguồn cung mới chỉ giới hạn ở một số công ty Việt Nam muốn bán đi hoặc phát triển đến mức có thể bán, lãi suất tăng. Đặc biệt ông Chritopher Kummer cho biết thị trường M&A Việt Nam hiện đang đứng thứ 15 trên Thế Giới.

 

Ông John Ditty, Phó giám đốc điều hành, Trưởng bộ phận tư vấn mua bán doanh nghiệp của Công ty KPMG Việt Nam cho rằng, thị trường M&A Việt Nam đã thay đổi nhiều từ quy mô của các giao dịch từ đơn giản và nhỏ bé đến độ phức tạp. Các thương vụ đã nhận dạng được mục tiêu khi thực hiện mua bán, sáp nhận. Trong đó thị trường bất động sản, bán lẻ,… của các doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành chuỗi cung ứng toàn cầu khi tham gia các Hiệp định.

 

Bà Nguyễn Thị Mỹ Phương, Tổng giám đốc CTCP Bất động sản Tiến Phước đánh giá rằng, trong thời gian tới các thương vụ M&A trong lĩnh vực bất động sản sẽ tiếp tục sôi động. Các thương vụ này sẽ đặc biệt hơn khi có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp bất động sản của Việt Nam mở rộng mua bán, sáp nhập ở thị trường nước ngoài.

 

Một vấn đề nữa cũng đang được các chuyên gia kinh tế lo ngại và xếp vào diện khó khăn cho doanh nghiệp Việt. Đơn cử như Nghị định 60 về luật chứng khoán cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu 100% vốn sở hữu. Ngoài ra, quyết định đẩy nhanh cổ phần hóa và thoái vốn giúp nhà đầu tư quốc tế tham gia mua và kiểm soát. Đặc biệt các nhà đầu tư ở Nhật Bản và Thái Lan trong lĩnh vực dược phẩm, nông nghiệp, bất động sản quan tâm rất nhiều về luật đầu tư tại Việt Nam, Trong đó, có cả những ý kiến cho rằng thị trường đang hồi phục tốt nhưng lại xuất hiện một số vướng mắc như trong Luật đầu tư còn tồn tại nhiều khó khăn. Kỳ vọng sự hồi phục thị trường vốn, thị trường M&A sẽ tiếp tục phát triển .Ngoài ra, đối với lĩnh vực phân phối dược phẩm thời gian tới được dự đoán sẽ có nhiều chính sách khuyến khích sự đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được sản phẩm, công nghệ cao từ nước ngoài.